Website Trường Tiểu học Hiến Sơn, Đô Lương, Nghệ An

http://tieuhochienson.doluong.edu.vn


MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG DAY MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH CẤP THCS

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG DAY MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH CẤP THCS
MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG DAY MĨ THUẬT THEO PHƯƠNG PHÁP ĐAN MẠCH CẤP THCS
Dạy mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch là một phương pháp mới của giáo dục Tiểu Học trong giai đoạn hiện nay, nó có tác dụng tích cực trong học tập của học sinh vừa phục vụ kiến thức, kỹ năng trọng tâm của bài học vừa phát huy được sự nhanh trí, sáng tạo và rèn luyện tính tự lập, tinh thần tập thể của học sinh.
           Môn học nghệ thuật này nhẹ nhàng, mang tính chất “ học mà chơi, chơi mà học” thế nên giờ học mĩ thuật phải diễn ra thoải mái nhưng hiệu quả, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh một cách tự nhiên không gò ép.Là một giáo viên dạy mĩ thuật chuyển từ cấp hai xuống dạy Tiểu học trong quá trình trực tiếp dạy các em cùng với sự tìm tòi nghiên cứu phương pháp dạy học mới bước đầu tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm tong quá trình dạy học để đạt hiệu quả như sau:
          Đầu tiên giáo viên phải nghiên cứu phương pháp dạy ,soạn bài sao cho phù hợp với từng chủ đề, hoạt động học,  phải nêu mục tiêu tổng thể nào cần đạt? bắt đàu quy trình nào ? Tư liệu nào phù hợp? Làm thế nào có thể kết nối các hoạt động với nhau một cách logich. Từ đó chuẩn bị đồ dùng thích hợp đáp ứng với yêu cầu bài dạy.
         Ngoài ra, giáo viên cần tạo tình huống khi vào phần giới thiệu bài ( khởi động}  sinh động hấp dẫn lôi cuốn thu hút học sinh.
         Đối với học sinh giáo viên cần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong  phát hiện kiến thức mới. Tạo hứng thú và phát huy tính sáng tạo bằng cachs đặt những câu hỏi khêu gợi thông tin , kích thích tính tò mò của các em.
         Khi đánh giá sản phẩm của các em cần dựa trên những đặc điểm tâp sinh lý của lứa tuổi từ các lớp khác nhau giữa học sinh lớp một đến lớp năm. Khuyến khích các em có tính sáng tạo không nên chê bai quá nhiều với những em chưa đạt mà chỉ nên nhắc nhở động viên các em bài sau vẽ tốt hơn.
        Mặt khác trong giờ học có thể lồng ghép các trò chơi hội thi phù hợp để tạo hứng thú phát huy tính tích cực của học sinh. Bên cạnh đó giáo viên phải linh hoạt trong từng hoàn cảnh cụ thể đặt ra yêu cầu đối với học sinh phù hợp với vùng miền. Ví dụ như địa bàn học sinh nơi tôi công tác hoàn cảnh các em còn nhiều khó khăn, nhiều em đi học còn không có giấy A4, bút màu, đất nặn…thì việc chuẩn bị các nguyên liệu khác trong học tập lại càng khó khăn hơn.Vì vậy giáo viên cần linh động thay thế nguyên liệu cho phù hợp để các em dễ tìm kiếm ở nhà mà không phải mua.
  Mặt khác, trong các tiết trưng bày sản phẩm tôi luôn yêu cầu học sinh lên thuyết trình ý tưởng sản phẩm để rèn luyện kỹ năng nói trước đám đông giúp các em tự tin hơn và yêu cầu các bạn khác đặt câu hỏi chất vấn trtao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong học tập.
       Với những kinh nghiệm đó bước đầu tôi nhận thấy học sinh trường tôi  đã đạt được hiệu quả trong bài vẽ, sản phẩm tạo hình sinh động phù hợp với yêu cầu bài học đề ra. Sau đây là hình ảnh minh họa về các sản phẩm của học sinh trường Tiểu học Hiến Sơn nơi tôi công tác .
 

Nguồn tin: Giáo viên: Phạm Thị Yến

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây