“ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động giáo dục NGLL”

Thứ năm - 27/12/2018 10:21

“ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động giáo dục NGLL”

Hiện nay GDKNS cho học sinh đang được các nhà quản lý giáo dục quan tâm và đã được tích hợp, lồng ghép giảng dạy ở một số môn học trong nhà trường, trong hoạt động GDNGLL. Trong năm qua, giáo viên ở các trường được Sở GD, phòng GD tập huấn về tích hợp kĩ năng sống trong quá trình giảng dạy. Vì vậy trong thời gian qua việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh có nhiều chuyển biến, đặc biệt việc rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã thu được nhiều kết quả rõ rệt.
   Tuy nhiên, các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhiều nguyên nhân nên việc tổ chức chưa thường xuyên, chưa theo chuyên đề cụ thể về giáo dục kĩ năng sống để phù hợp với tình hình cụ thể ở đơn vị, ở địa phương. Có trường chưa quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, có trường thực hiện nhưng còn lúng túng, đem lại hiệu quả chưa cao.
    Trước tình hình thực tế đó, với những kết quả đã thực hiện được trong những năm qua ở đơn vị, bản thân tôi đề xuất một số kinh nghiệm về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua đề tài: “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động giáo dục NGLL, đáp ứng mục tiêu Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm: Chào cờ đầu tuần, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp cuối tuần, các buổi lao động, tổ chức các hoạt động theo thời lượng mỗi tháng 4 tiết thông qua các hình thức tổ chức các hội thi, sinh hoạt câu lạc bộ…
      1. Giờ sinh hoạt 15 phút và giờ sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm cần phải nắm bắt tình hình học sinh một cách chính xác, kịp thời, đề ra được biện pháp tức thời, hiệu quả. Tránh đại khái, chung chung, khen đúng những điều dù nhỏ, phê bình nghiêm khắc những điều sai trái, tránh trừng phạt, xúc phạm học sinh. Phát hiện sớm những vấn đề lệch lạc về đạo đức như trốn học đi chơi, đánh điện tử, trộm cắp, hay những học sinh có trạng thái chán nản, buồn rầu… để phối hợp với gia đình có biện pháp giáo dục đúng đắn. Thầy cô giáo chủ nhiệm phải cởi mở, thân thiện, gần gũi song phải công bằng đối với tất cả các em, tạo niềm tin để các em có thể bày tỏ, gửi gắm. Khuyến khích học sinh phát biểu, đưa ra các giải pháp để xử lí các tình huống trên.
     2. Giờ sinh hoạt dưới cờ phải có nội dung cụ thể, rõ ràng, thuyết phục. Nên gợi cho các em thấy cuộc sống xung quanh để các em tự điều chỉnh. Tránh biến giờ sinh hoạt dưới cờ thành tiết sinh hoạt đạo đức tập thể. Nên có các chuyên đề nói chuyện phù hợp với chủ đề từng tháng mang tính thời sự để các em tiếp thu thoải mái, biến thành bài học tu dưỡng bản thân.
      3. Với các tiết học theo thời lượng quy định 4 tiết tuần thì nhà trường phải bố trí thời gian, thống nhất chung với các lớp nội dung sinh hoạt. Nội dung sinh hoạt cần theo chủ đề, hay các nội dung mang tính cấp thiết cần phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh kịp thời, ví dụ: tháng 9 là tháng" An toàn giao thông" nên tổ chức thi tìm hiểu về an toàn giao thông; tháng 4,5 thời tiết nóng nực, trên địa bàn có nhiều ao, đập nên tổ chức tim hiểu, giáo dục kĩ năng phòng chống chết đuối nước, tháng 3 gắn liền với ngày QTPN 8.3, ngày thành lập Đoàn 26.3 tổ chức cuộc thi: Tìm hiểu và giáo dục giới tính cho học sinh…
       Với hình thức tổ chức theo đơn vị lớp đơn giản gọn nhẹ nhưng thu hút được sự tham gia của hầu hết các em học sinh trong lớp, đồng thời mời thêm phụ huynh của lớp tham dự. Để các buổi sinh hoạt theo chuyên đề mang lại hiệu quả cao thì giáo viên chủ nhiệm cho các em chuẩn bị trước các nội dung thông qua các câu hỏi để các em về nhà tìm hiểu.
Ví dụ: chuẩn bị cho buổi sinh hoạt câu lạc bộ với nội dung: “Phòng chống đuối nước”, tôi ra câu hỏi như sau:
  1,Trời nắng, Nam rủ Quân: “Quân ơi, chiều đi học sớm rủ thêm bọn thằng Mạnh, thằng Tùng ta đi tắm sông rồi hãy vào học nhé. Nghe các bạn rủ nhau như thế, em sẽ làm gì?”
  2, Đi học về, thấy một em nhỏ bị rơi xuống hồ đang kêu cứu, em không biết bơi, vậy em sẽ làm gì để cứu bạn?
…….
Hoặc chuẩn bị cho nội dung giáo dục kĩ năng sống về chr đề: " Bảo vệ môi trường", tôi ra câu hỏi cho học sinh:
  1, Sáng đi học, mẹ bảo Mai: “ Con chở bao rác nhà mình ra quẳng ngoài đường hộ mẹ”. Nếu là Mai thì em sẽ nói gì với mẹ.
  2, Em hãy đưa ra ý kiến của mình về tình hình rác thải hiện đang xả bừa bãi ở địa phương, hãy nêu một số giải pháp để xử lý tình trạng trên.
…………………….
Hoặc chuẩn bị sinh hoạt với nội dung: “Các vấn đề của cuộc sống và cách giải quyết”, tôi ra một số câu hỏi như sau:
  1, Bạn Hùng đem tiền đến lớp đóng tiền học phí thì bị mất, một số bạn trong lớp nghi cho em lấy cắp tiền của bạn Hùng. Em không lấy, vậy em sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
  2, Bố thường xuyên uống rượu, sau mỗi lần uống say thường đánh đập mẹ, cuộc sống gia đình căng thẳng. Em sẽ làm gì để giúp mẹ và góp phần giải quyết vấn đề trên.
………………………
    Các câu hỏi trên, tôi yêu cầu học sinh về nhà trả lời, học sinh về nhà sẽ cùng bố mẹ thảo luận đi đến thống nhất trả lời câu hỏi. Việc làm này có hai tác dụng: Thông qua các câu hỏi rèn cho kĩ năng xử lí tình huống nếu mắc phải, đồng thời tôi đã phối hợp với gia đình trong việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, thông báo cho phụ huynh biết những nội dung nhà trường giáo dục để phối hợp thực hiện.
    Không chỉ yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, tôi còn yêu cầu hoc sinh nêu lên những vấn đề mà các em quan tâm, các em thắc mắc cần hỏi đáp( Viết vào giấy sau phần trả lời câu hỏi)
     Sau khi HS trả lời, tôi thu lại, tổng hợp ý kiến của các em, tổng hợp các câu hỏi của các em để trả lời. Ở buổi sinh hoạt, những ý kiến hay, những câu hỏi hay sẽ được đưa ra thảo luận. Như vậy sẽ huy động được 100% học sinh tham gia  ý kiến vào buổi sinh hoạt vì vấn đề này các em đã được biết trước, được gia đình tư vấn.
    4. Giáo dục kĩ năng sống thông qua tổ chức các cuộc thi, các chuyến tham quan về nguồn, tìm hiểu di tích lịch sử…:
     Đây là hoạt động thiết thực nhất giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, thông qua các hoạt động, các em được khám phá, được trải nghiệm những điều mới mẻ trong cuộc sống. Tham gia các cuộc thi các em có cơ hội thể hiện mình, được diễn thuyết trước đám đông, được tận hưởng niềm vui chiến thắng hay sẵn sàng chấp nhận sự thất bại. Các em được hòa mình với tập thể, với bạn bè.
     Các hội thi cần gắn với chủ điểm hoạt động từng tháng, ví dụ tháng 11 thi văn nghệ chào mừng ngày NGVN 20-11, tháng 12 tổ chức hội thi tìm hiểu lịch sử…
    Nội dung và hệ thống câu hỏi của hội thi phải sát hợp với chủ đề cần giáo dục.
    Tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khoá để các em được tham gia vào hoạt động thực tiễn của cuộc sống, tạo cơ hội bộc lộ chân thật những suy nghĩ, tình cảm, hành vi trong công việc, chia sẻ những khó khăn và niềm vui cũng như hoàn thiện dần dần các kĩ năng thực hành một cách tự nhiên. Từ đây, tính ích kỷ cá nhân, ngại khó, vụng về, rụt rè sợ sệt sẽ nhường chỗ cho lòng bao dung, sự tự tin, dũng cảm, tháo vát, nhanh nhẹn, khéo léo, tinh tế, hoà đồng và thân thiện. Nội dung hoạt động cũng khá đa dạng như: HĐNGLL, thể thao, văn nghệ, tham quan danh lam thắng cảnh; chăm sóc di tích cách mạng, văn hoá lịch sử; trò chơi dân gian, … Có thể tổ chức theo lớp, khối, toàn trường hoặc từng nhóm nhỏ từ 10 - 15 em và chú ý xác định rõ kĩ năng sống cần đạt được cho học sinh sau mỗi hoạt động. Nên để cho học sinh viết lại, nói lại những điều mà các em cảm thấy thú vị và bổ ích nhất.
          Mỗi tuần tôi dành một tiết hoạt động tập thể để tổ chức cho các em nhiều hoạt động nhằm giúp các em tự tin hơn trong  giao tiếp. Ví dụ như tuần đầu tiên của năm học tôi cho các em tự giới thiệu về bản thân và gia đình. Một số em mạnh dạn tự giới thiệu một các trôi chảy nhưng một số em học kém, nhút nhát nên không dám nói mà có nói cũng lí nhí trong miệng. Tôi đã cho các em mạnh dạn giới thiệu trước còn các em nhút nhát giới thiệu sau. Còn các tuần sau đó tuỳ thuộc vào chủ điểm của tháng, của trường để tổ chức các hoạt động thi đua giữa các tổ. Lớp học được chia làm các tổ - nhóm.
Hằng năm trường tổ chức đi tham quan một lần, trước khi học sinh đi tôi thường ra cho các em một đề văn và yêu cầu các em nộp bài khi đi về.
Vừa qua trường chúng tôi tổ chức chuyến đi hành trình tri ân cho các em khối 4,5. Tôi đã giao cho các em một đề văn “ Em hãy thuật lại buổi hành trình đó”.Thế là khi đi ngoài những thứ ăn trên xe các em còn nhớ mang theo giấy bút. Đi đến đâu các em quan sát kĩ và ghi chép cẩn thận. Có những em nhút nhát, hoặc được bố mẹ chăm sóc quá chu đáo lần đầu bước lên xe các em không tự tin nhưng được các thầy cô tổ chức các trò chơi và giao lưu với nhau nên các em đã mạnh dạn hơn.
       Việc tổ chức cho học sinh đi tham quan, du lịch, hành trình về nguồn giúp các em có điều kiện khám phá cảnh đẹp quê hương đất nước, tìm hiểu về cội nguồn, truyền thống anh hùng của dân tộc từ đó các em càng yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc. Bên cạnh đó giúp các em rèn kĩ năng sống tập thể, kĩ năng tự chủ, độc lập vì xa gia đình, bố mẹ. Đồng thời tạo sự gần gũi giữa cô trò, bạn bè… Vì vậy, nhà trường cần tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Đối tượng: học sinh cuối cấp, học sinh giỏi của các khối lớp…( nếu không có điều kiện tổ chức cho học sinh toàn trường). Để các chuyến đi an toàn, có hiệu quả, nhà trường cần có kế hoạch cụ thể từ đầu năm học, phối hợp tốt với hội phụ huynh và các tổ chức trong nhà trường, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân.
         Nhờ tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong những năm qua mà nhà trường đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận: Tình hình học sinh vi phạm đạo đức giảm hẳn, không xẩy ra các trường hợp đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng học sinh. Chất lượng giáo dục được nâng cao rõ rệt, trong nhiều năm qua chất lượng đại trà, chất lượng mũi nhọn luôn ổn định. Học sinh trường tham gia các hội thi: Hội khỏe phù đổng, thi Rung chuông vàng, tham gia các câu lạc bộ … cấp huyện đều đạt kết quả cao.
Tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khoá để các em được tham gia vào hoạt động thực tiễn của cuộc sống, tạo cơ hội bộc lộ chân thật những suy nghĩ, tình cảm, hành vi trong công việc, chia sẻ những khó khăn và niềm vui cũng như hoàn thiện dần dần các kĩ năng thực hành một cách tự nhiên. Từ đây, tính ích kỷ cá nhân, ngại khó, vụng về, rụt rè sợ sệt sẽ nhường chỗ cho lòng bao dung, sự tự tin, dũng cảm, tháo vát, nhanh nhẹn, khéo léo, tinh tế, hoà đồng và thân thiện. Nội dung hoạt động cũng khá đa dạng như: HĐNGLL, thể thao, văn nghệ, tham quan danh lam thắng cảnh; chăm sóc di tích cách mạng, văn hoá lịch sử; trò chơi dân gian, … Có thể tổ chức theo lớp, khối, toàn trường hoặc từng nhóm nhỏ từ 10 - 15 em và chú ý xác định rõ kĩ năng sống cần đạt được cho học sinh sau mỗi hoạt động. Nên để cho học sinh viết lại, nói lại những điều mà các em cảm thấy thú vị và bổ ích nhất.
 
 

Nguồn tin: Giáo viên: Thái Thị Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 HÌNH ẢNH NỔI BẬT

  LIÊN KẾT ỨNG DỤNG

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập3
  • Hôm nay244
  • Tháng hiện tại5,415
  • Tổng lượt truy cập791,498
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây