MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN HỌC SINH YẾU KÉM

Thứ năm - 22/11/2018 07:53
1,Phân loại đối tượng
2,Biện pháp thứ hai: Tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh
Sau khi khảo sát phân loại học sinh yếu kém, tôi đi sâu vào tìm hiểu hoàn cảnh học sinh. Có hs do hoàn cảnh gia đình cha mẹ lo bươn chải kiếm sống mà lơ là con cái; có hs cha mẹ đi làm ăn xa ở với ông bà  nên các em học sa sút, nắm được điểm này gv sẽ có cách phối hợp với cha mẹ hs để có cách kèm cặp các em
3.Biện pháp thứ ba: Rèn luyện kĩ năng học tập
.Yếu về kĩ năng học tập là một tình hình phổ biến của học sinh yếu kém toán. Hơn nữa, có thể nói rằng đó là nguyên nhân của tình trạng yếu kém đối với một bộ phận trong những học sinh diện này. Vì vậy, một trong những biện pháp khắc phục tình trạng học sinh yếu kém là giúp đỡ các em về phương pháp học tập. VD: Môn toán : Ngoài việc hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng học tập. mục này chỉ lưu ý một điều là đối với học sinh yếu kém, cần bồi dưỡng cho các em ngay cả những hiểu biết sơ đẳng về cách thức học tập toán như:
-Nắm được lý thuyết mới làm bài tập (Đặc biệt muốn làm được toán 3 hs phải thuộc bảng cửu chương)
- Đọc kĩ đầu bài
Đặc biệt, giáo viên cần đấu tranh kiên trì với những thói quen xấu của học sinh như: chưa học lý thuyết đã lao vào làm bài tập], không đọc kĩ đầu bài trước khi làm bài tập, vẽ hình cẩu thả, viết nháp lộn xộn,...
4,Biện pháp thứ tư: Rèn cho học sinh có thói quen tự giác học bài  và ôn luyện kiến thức cũ
 Đa số những học sinh yếu kém thường nhác học bài nhất là phần kiến thức học trên lớp, ở VBT, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến học sinh quên kiến thức, dần dần dẫn đến hổng quá nhiều kiến thức. Ngay từ đầu năm học,tôi rèn cho học sinh thói quen tự giác học ngay từ đầu. Mỗi tiết học, tôi dành 5 phút để kiểm tra kiến thức bằng nhiều hình thức cho cả lớp. Tôi cho học sinh cắt sẵn từng xấp giấy nhỏ bằng 1/3 tờ giấy để ghi quy tắc, nội dung, ghi nhớ hay thực hiện một phép tính theo yêu cầu. Sau khi chấm, tôi phân loại biết được học sinh nào không học bài, những học sinh này tôi kiểm tra thường xuyên.Nếu lần thứ ba học sinh không sửa đổi, tôi điện trực tiếp phụ huynh để gia đình có biện pháp nhắc nhở kèm học sinh học bài . Để ôn lại kiến thức cũ, cứ dạy hết một tháng, tôi thường dùng bảng con để luyện kiến thức cũ bằng hình thức rung chuông vàng, hình thức này các em rất hứng thú học và thi đua học . Dùng bảng con để ôn toán +, -, x , : và các dạng toán trắc nghiệm vừa làm được nhiều bài, giáo viên vừa kiểm tra được khả năng làm bài của từng đối tượng học sinh
5.Biện pháp thứ năm: Lấp "lỗ hổng" kiến thức, kĩ năng Kiến thức có nhiều "lỗ hổng" là một "bệnh" phổ biến của học sinh yếu kém toán. Việc tạo tiền đề xuất phát cũng chính là nhằm lấp lỗ hổng kiến thức và kĩ năng, nhưng chỉ để phục vụ cho một nội dung sắp học. Còn trong mục này, việc "lỗ hổng" kiến thức, kĩ năng được đề cập một cách tổng quát, không phụ thuộc ý đồ chuẩn bị cho một bài học cụ thể nào. Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên quan tâm phát hiện và phân loại những lỗ hổng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Những lỗ hổng nào điển hình mà trên lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì cần có kế hoạch tiếp tục giải quyết trong nhóm học sinh yếu kém. Thông qua quá trình học lý thuyết và làm bài tập của học sinh, giáo viên cũng cần tập cho học sinh, kể cả học sinh yếu kém có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng của bản thân mình và biết cách tự lấp những lỗ hổng đó. Với những lỗ hổng kiến thức (quên) thì cần tra cứu sách vở, tài liệu và ghi lại nhiều lần ra nháp, sổ tay. Với những lỗ hổng kĩ năng thì cần luyện tập nhiều, giải nhiều bài tập cùng loại
6.Biện pháp thứ sáu : Luyện tập vừa sức
  • Đối với học sinh yếu kém, gv nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức và tăng cường luyện tập vừa sức.Trong những tiết học đồng loạt, việc luyện tập được thực hiện theo trình độ chung, nhiều khi không phù hợp với khả năng học sinh yếu kém. Vì vậy khi làm việc riêng với nhóm học sinh yếu kém, cần dành thời gian để các em tăng cường luyện tập vừa sức mình. Và lưu ý những điều sau đây:
  • -Đảm bảo học sinh hiểu đầu bài tập: Học sinh yếu kém nhiều khi vấp ngay từ bước đầu tiên, không hiểu bài toán nói gì đó đó không thể tiếp tục quá trình giải toán. Vì vậy, giáo viên nên lưu ý giúp các em hiểu rõ đầu bài, nắm được cái gì đã cho, cái gì cần tìm, tạo điều kiện cho các em vượt qua sự vấp váp đầu tiên đó.
  • - Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ: Để hiểu một kiến thức, rèn luyện một kĩ năng nào đó, học sinh yếu kém cần những bài tập cùng thể loại và mức độ với số lượng nhiều hơn so với các em khá giỏi và trung bình. Phần gia tăng này được thực hiện trong những tiết làm việc riêng với nhóm học sinh yếu kém toán. Chẳng hạn giáo viên có thể ra cho học sinh rất nhiều bài tập cộng trừ nhân chia , tính giá trị biểu thức,…
  • Được bước theo những bậc thang vừa sức với mình, học sinh yếu kém sẽ đỡ bị hẫng, bị hụt, bị ngã từ đó có nhiều khả năng leo hết các nấc thang dành cho họ để chiếm lĩnh được kiến thức, kĩ năng mà chương trình yêu cầu. Những nấc thang đầu dù có thấp, những bước chuyển bậc dù có ngắn nhưng khi học sinh thành công sẽ tạo nên một yếu tố tâm lý rất quan trọng: các em sẽ tin vào bản thân, tin vào sức mình, từ đó có đủ nghị lực và quyết tâm vượt qua tình trạng yếu kém.
  7.Biện pháp th by:  Giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực.
Ví dụ:
   + Thay chê bai bằng khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em.
   + Dùng các phiếu thưởng có in các lời khen phù hợp với từng việc làm của các em như: “ Biết giúp đỡ người khác”, “ Thái độ nhiệt tình và tích cực”…
   + Khen thưởng bút, vở qua mỗi lần thi định kì thấy em đó có tiến bộ rõ rệt nhằm khuyến khích em cố gắng hơn.
 
 

Nguồn tin: Giáo viên: Nguyễn Nữ Cẩm Thạch

Tổng số điểm của bài viết là: 29 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 4.1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 HÌNH ẢNH NỔI BẬT

  LIÊN KẾT ỨNG DỤNG

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập2
  • Hôm nay361
  • Tháng hiện tại5,793
  • Tổng lượt truy cập791,876
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây