SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI LỚP 3

Thứ sáu - 25/01/2019 08:23
        Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà. Giáo dục Tiểu học đang tạo ra những chuyển dịch định hướng có giá trị. Cùng với 5 môn học khác Tự nhiên - Xã hội là một môn học có nhiều sự đổi mới, nó là tích hợp của 2 môn học cũ Sức khoẻ và Tự nhiên xã hội. Môn Tự nhiên - Xã hội ở bậc Tiểu học được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ lớp 1 đến lớp 3, giai đoạn 2 từ lớp 4 đến lớp 5 - nó có một vai trò cực kì quan trọng đó là: Tìm hiểu khám phá thế giới Tự nhiên - Xã hội xung quanh chúng ta và cách chăm sóc sức khoẻ cho mình, cho cộng đồng. Mỗi môn học có một sắc thái riêng. Môn Tự nhiên - Xã hội cũng vậy. Tuy bản chất là cung cấp những kiến thức Tự nhiên - Xã hội có xung quanh chúng ta song trong sách giáo khoa lớp 3 không đưa ra kiến thức đóng khung có sẵn mà là một hệ thống các hình ảnh bên cạnh các lệnh yêu cầu học sinh thực hiện. Học sinh muốn chiếm lĩnh tri thức không thể khác là thực hiện tốt các lệnh trong sách giáo khoa. Vậy một giờ học Tự nhiên - Xã hội ở lớp 3 được tiến hành ra sao để có chất lượng cao? Cho dù tất cả giáo viên đều tích cực đổi mới phương pháp dạy học thì một giờ Tự nhiên - Xã hội vẫn diễn ra với các hoạt động không mấy mới lạ đó là quan sát, đàm thoại và tổng hợp. Với rất nhiều tranh ảnh đẹp giàu màu sắc. Các em được lôi kéo vào xem một cách rất hồn nhiên. Nhưng yêu cầu quan sát tập trung đưa ra một vấn đề trọng tâm nhằm đạt được mục tiêu của bài học thì các em rất dễ nản. Nếu tiết Tự nhiên - Xã hội nào cũng lặp lại các lệnh: Quan sát, Đàm thoại, Mô tả...thì rất dễ làm các em mệt mỏi. Điều đó đòi hỏi giáo viên cần có sự thay đổi linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học.
        Đối với học sinh lớp 3, ở lứa tuổi này các em còn mang đậm bản sắc hồn nhiên, sự chú ý chưa cao. Bên cạnh hoạt động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt động học với sự thoả mãn nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "học mà chơi, chơi mà học" thì chúng sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu kết quả của việc dạy học cũng đạt tới điểm đỉnh. Đây cũng là đặc thù của phương pháp dạy học đặc biệt: Phương pháp trò chơi. Dạy học bằng phương pháp trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi giải trí nhưng có nội dung gắn liền với bài học. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống mệt mỏi. Tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học. Phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh.
       Việc áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy học môn Tự nhiên - Xã hội chính là việc giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập tạo không khí sôi nổi trong giờ học. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ yêu cầu bài dạy cần đạt. Trên cơ sở đó xác định cần đưa trò chơi vào lúc nào? Nếu giáo viên không tổ chức tốt thì trò chơi không những không gặt hái được kết quả như mong muốn mà còn bị phản tác dụng gây sự hỗn độn không cần thiết. Trong quá trình dạy học giáo viên đều tích cực đổi mới phương pháp để đạt mục tiêu giờ dạy cao nhất. Song ở các lớp tôi dạy có tiết đã tổ chức đến ba hoạt động khác nhau mà giờ học vẫn tẻ nhạt. Mỗi khi báo cáo kết quả thảo luận học sinh không những không đưa ra được kiến thức theo yêu cầu mà nội dung báo cáo có phần rập khuôn, sáo rỗng. Bên cạnh đó, có giờ giáo viên đưa tới ba trò chơi vào giảng dạy kết quả là cả một giờ học không khí lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười, tiếng reo hò. Song chính vì trạng thái tâm lý bị kích thích quá ngưỡng làm cho nhận thức của học sinh không đạt được hiệu quả như mong muốn. Học sinh không nắm được kiến thức trọng tâm của bài. Xuất phát từ lý do đó tôi đã tìm và chọn đề tài: " Sử dụng phương pháp trò chơi nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên - Xã hội lớp 3"
Trong quá trình dạy học môn Tự nhiên - Xã hội lớp 3, tôi nhận thấy vận dung các trò chơi vào dạy học nhằm khơi dậy niềm hứng thú, niềm say mê học tập cho học sinh. Kích thích tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội tri thức tạo không khí sôi nổi trong giờ Tự nhiên - Xã hội.
Các trò chơi nhằm mục đích khai thác nội dung kiến thức của bài học.
* Khi vận dụng phương pháp trò chơi vào khai thác nội dung kiến thức bài học giáo viên cần lưu ý.
- Chọn trò chơi phải phù hợp với học sinh, nội dung bài và điều kiện thực tế có thể cho phép.
- Ít nhất 3/4 số học sinh được tham gia.
- Cần tránh hiện tượng chỉ một số học sinh khá giỏi được tham gia
* Sau đây là một số trò chơi có thể áp dụng để tổ chức cho học sinh khai thác nội dung kiến thức bài học.  
a1. Trò chơi: Tôi cần đến đâu?  
* Mục tiêu:
- Nhận biết và chỉ được các cơ quan hành chính cấp tỉnh.
- Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh
- Ứng xử nhanh.
* Cách chơi:
- Giáo viên nêu yêu cầu chơi: "Tôi cần đến đâu". Đây là trò chơi yêu cầu các em quan sát kĩ bức tranh cô đã phóng to trên bảng và lắng nghe câu hỏi của cô giáo hoặc của bạn. Nhiệm vụ của các em là nói được tên nơi mà cô hoặc bạn cần đến sau đó lên chỉ nơi đó ở bức tranh trên bảng lớp.  
* Luật chơi:     
+ Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm A, B.
 + Giáo viên nêu câu hỏi chỉ định 1 học sinh bất kì ở nhóm A chỉ đường. Học sinh chỉ được thì được phép yêu cầu một học sinh khác ở nhóm B chỉ đường đến nơi khác... cứ thế cho đến hết các địa điểm có trong tranh... Nếu học sinh được chỉ định không nói được nơi đến hoặc chỗ đến sai em đó sẽ nói "chuyển" để học sinh cùng nhóm với mình bên cạnh tiếp sức. Cứ mỗi lần nhóm nào có một học sinh nói từ "chuyển" thì ở nhóm đó sẽ bị một điểm phạt. Nhóm nào nhiều điểm phạt hơn là nhóm thua cuộc.
+ Các câu hỏi tham khảo để yêu cầu học sinh chỉ đường là:
Tôi đau bụng quá tôi cần đi tới đâu?
Tôi muốn thăm một bạn học sinh học lớp 5.
 Tôi muốn gọi điện cho bố tôi.
 Tôi muốn hỏi đường đến một khu vực nào đó trong thị xã.....
+ Kết thúc cuộc chơi giáo viên hỏi: Chúng ta đã đi đến những địa chỉ nào?
* Trò chơi này sử dụng cho bài 27 - 28: Các cơ quan hành chính của Tỉnh.   a2. Trò chơi: Đóng vai ­ kể về sự vật
* Mục tiêu: Học sinh biết mượn lời của sự vật để mô tả, giới thi ệu về sự vật mình đã và đang được quan sát. Từ đó khái quát ra đặc điểm chung của một loại sự vật.
* Cách chơi:
- Giáo viên yêu cầu: Quan sát tranh (ảnh, vật thật). Hãy đóng vai: Mượn lời sự vật vừa quan sát để nói về sự vật đó.
- Luật chơi: Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm chơi. Học sinh 1 của nhóm A nói giới thiệu, mô tả về sự vật mình quan sát sẽ chỉ định học sinh một ở nhóm B nói tiếp. Học sinh đó nói xong lại được quyền chỉ định học sinh 1 ở nhóm C nói... Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến hết lượt lớp. Nếu học sinh 1 ở nhóm B không nói được sẽ nói "Em cần sự trợ giúp của cô giáo". Giáo viên gợi mở giúp học sinh mô tả tiếp. Mỗi lần 1 nhóm có 1 học sinh cần sự hỗ trợ của giáo viên thì nhóm đó sẽ bị 1 điểm trừ. Nhóm nào nhiều điểm trừ hơn là nhóm thua cuộc.
* Trò chơi này được vận dụng cho các bài sau: Bài 41, 42: Thân cây. Bài 43, 44: Rễ cây. Bài 45: Lá cây. Bài 47: Hoa. Bài 48: Quả. Bài 49: Động vật. Bài 50: Côn trùng. Bài 52: Lá. Bài 53: Chim. Bài 54, 55: Thú  
Ví dụ: Dạy bài 48: Quả    
 * Sau khi giáo viên giới thiệu vào bài 48: Quả. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh, ảnh hoặc quả thật mà em vừa đem tới sau đó các em hãy đóng vai mượn lời quả đó để mô tả, giới thiệu về màu sắc, hình dạng mùi vị của quả mà em quan sát được.
* Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và điều khiển cuộc chơi. Ví dụ: Học sinh 1 ở nhóm A đứng dậy nói: Tôi là Nhãn, tôi sinh ra vào mùa hè. Thân hình tôi nhỏ bé tròn như hạt bi ve. Nhưng sau lớp vỏ màu nâu, mỏng đến lớp cùi trắng vừa ngọt lại vừa bùi và cuối cùng là hạt màu đen huyền, óng ánh. Bạn có thích tôi không tôi vừa ngọt lại vừa thơm?
* Khi học sinh 1 nói xong chỉ định 1 học sinh ở nhóm B "nói về mình". Ví dụ: 1 học sinh ở nhóm B giới thiệu về quả dưa: Tớ cũng tròn như cậu nhưng tớ to hơn rất nhiều. Ngoài vị ngọt và thơm ra tớ còn có màu sắc rất đẹp, trong đỏ ngoài xanh.
- Học sinh cứ thế tiếp tục chơi cho tới hết lượt lớp. (Lưu ý : Trong trò chơi này giáo viên tôn trọng tuyệt đối sự tự giới thiệu về sự vật của học sinh. Cho dù học sinh đó nói không đúng về mùi vị hoặc kích thước thì khi chốt kiến thức giáo viên mới sửa sai cho học sinh).  
 a3. Trò chơi: Từ nào đây?  
* Mục tiêu: Cung cấp một số kiến thức về Mặt trăng, Ngày và đêm trên Trái đất; hoặc năm, tháng và mùa.
* Chuẩn bị: - Giáo viên chép sẵn một số đoạn văn hoặc câu văn đã điền sẵn sự việc cần giới thiệu lên bảng, các sự vật được che lại bởi các thẻ có đánh số: 1, 2, 3, 4.
- Các sự vật cần điền chép sẵn bảng phụ
* Cách chơi: - Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn các sự vật lên bảng.
 - Giáo viên nêu yêu cầu: Từ nào đây? là trò chơi mà các em có nhiệm vụ chọn các từ điền vào chỗ trống cho phù hợp nghĩa.
* Luật chơi: Học sinh đọc thầm nội dung đoạn cần tìm hiểu. Khi có hiệu lệnh bắt đầu học sinh sẽ ghi nhanh từ tương ứng với số thứ tự chỉ vị trí từ trong đoạn vào bảng con. Sau thời gian 2 - 3 phút giáo viên hô hết giờ. Tiếp đó giáo viên giúp học sinh tự làm trọng tài cho mình bằng cách bỏ các thẻ đánh số ra. Mỗi khi bỏ một thẻ học sinh đọc đồng thanh từ tương ứng. Giáo viên khen những học sinh có đáp án đúng.(Sau trò chơi giáo viên thu kết quả chơi và phát vấn tìm hiểu nội dung đoạn điền đó).
* Trò chơi được vận dụng vào các bài: Bài 62: Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất. Bài 63: Ngày và đêm trên Trái Đất. Bài 64: Năm, tháng và mùa.   Ví dụ: ở bài 64: Năm, tháng và mùa.  
* Chuẩn bị:
- Giáo viên chép sẵn đoạn:  Một năm có 12 tháng có 365 hoặc 366 ngày. Có các mùa là: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Từ tháng 1 đến tháng 3 là mùa xuân. Từ tháng 4 đến tháng 6 là mùa hạ. Từ tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu. Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa đông.
- Các từ: 12, 365, 366, mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 12 được che bởi các thẻ từ đánh số theo thứ tự từ 1 đến 15. Các từ này được viết không theo trật tự vào bảng phụ.
* Cách chơi: Giáo viên nêu yêu cầu: Từ nào đây là trò ch ơi mà các em có nhiệm vụ điền các từ cho trước vào chỗ trống cho hợp nghĩa.
- Khi đó học sinh đọc thầm nội dung đo ạn văn bản trên và các từ cần điền khi có hiệu lệnh bắt đầu học sinh sẽ ghi nhanh từ tương ứng với số chỉ vị trí của từ đó (Ví dụ: số 12, học sinh ghi: 1 - 12; với từ mùa xuân, học sinh ghi 4 - mùa xuân...) vào bảng con. Sau thời gian 2 - 3 phút giáo viên hô hết giờ, học sinh đọc đồng thanh từ tương ứng.
- Giáo viên khen học sinh làm đúng. (Sau khi kết thúc cuộc chơi học sinh có được các thông tin về năm, tháng và mùa ở đất nước ta).
Sau gần một năm áp dụng vào dạy thực nghiệm trên khối lớp 3, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú say mê học tập. Chưa có hiện tượng nào ngủ gật trong giờ học, học sinh bước vào giờ học với tâm trạng thoải mái, thích thú.  
 
 

Nguồn tin: Giáo viên: Thái Thị Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 HÌNH ẢNH NỔI BẬT

  LIÊN KẾT ỨNG DỤNG

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập3
  • Hôm nay28
  • Tháng hiện tại5,460
  • Tổng lượt truy cập791,543
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây